KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
Kỹ Thuật Chống Thấm Sàn Mái Bê Tông
Dịch vụ chống thấm Dũng Huỳnh đưa ra những giải pháp kĩ thuật chống thấm nước bằng vật liêu chống thấm bê tông vô cơ và sàn bê tông cốt thép khu vực dùng nước trong các nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp, chống thấm nước mưa và nước sinh hoạt, không áp dụng cho chống thấm nước hóa chất.
Quy định về mái và sàn bê tông cốt thép
1. Chiều dày lớp bê tông chống thấm được quy định không dưới 5 Cm. Cốt thép đặt theo tính toán thiết kế.
2. Chống thấm bê tông: bê tông có khả năng nước thấm qua.
Thành phần bê tông chống thấm mác 200, B6 (tính cho 1m3 bê tông) ghi ở bảng dưới
• Vật liệu dùng cho bê tông phải đảm bảo quy định Yêu cầu cốt liệu cho Bê tông và vữa TCVN7570 :2006 và Tiêu chuẩn về đá dăm và sỏi TCVN 1771:1986.
• Khi có yêu cầu sử dụng phụ gia để cải thiện tính năng của bê tông thì tỉ lệ pha thêm theo chỉ dẫn kĩ thuật của loại phụ gia được dùng.
• Đối với kết cấu yêu cầu chịu lực lẫn chống thấm bê tông thì cần phải đúc mẫu kiểm tra cường độ bề tông trước khi thi công.
• Khi không có yêu cầu chịu lực đặc biệt, bê tông chống thấm mái bê tông không nên dùng mác trên 200.
3. Sàn khu dùng nước: Sàn bê tông cốt thép ở khu vực có dùng nước như buồng tắm, buồng vệ sinh, khu giặt, khu rửa trong các công trình.
4. Mái bê tông cốt thép:
mái nhà làm bằng bê tông cốt thép với mọi độ dốc, bao gồm các dạng
• Mái không có lớp chống nóng;
• Mái có lớp chống nóng;
• Mái làm mới;
• Mái cũ cần sửa chữa.
Dịch vụ Chống thấm bê tông
1.Chông thấm mái cũ cần phải sửa chữa
a. Bảo quản mái:
Cần định kì kiểm tra tình trạng vệ sinh trên mái, dọn sạch đất, rác, cây cỏ đọng trên sê nô, thông sạch các miệng thu nước.
b. Khi có dùng lớp láng vữa xi măng cát hoặc vữa polime để chông thấm thì nhất thiết phải tiến hành chống nóng mái.
• Trên lớp sơn chống thấm bê tông có thể có hoặc không có lớp chống nóng.
• Nhưng phải đặt đủ khe co dãn nhiệt ẩm.
c. Sửa chữa các mái bê tông cốt thép đã bị thấm cần được thực hiện theo trình tự các bước sau:
• Tẩy sạch các lớp bong rộp, bụi bẩn, rêu môc phía trên.
• Cọ rửa sạch bề mặt bê tông mái.
• Hàn gắn lại các vết nứt hoặc các chỗ bê tông rỗ.
• Đặt khe co dãn nhiệt ẩm nếu chưa đạt yêu cầu
• Láng vữa xi măng cát mác 80 đánh màu hay vữa po-ly-me chông thấm.
• Hoặc dùng sơn chống thẩm phủ lên mặt bê tông.
• Chống nóng
2. Chống thấm mái làm mới
• Sàn mái bê tông đổ tại chỗ có lớp chống thấm bê tông ở phía trên.
• Sàn gác panen bê tông cốt thép, có lớp chống thấm bê tông ở phái trên.
a. Đặt ông thoát nước mưa cho mái nhà (bắt buộc áp dụng): ông thoát nước mưa thẳng đứng dùng để dẫn nước mưa thoát từ sênô, cần được đặt với mật độ không dưới một ông tiết diên 100 Cm2 diên tích mái.
• Miệng thu nước xuống ống thoát được đặt tại cuối chiều dốc nước của sênô.
• Miệng thu của ống thoát nước cần được đặt cùng một lúc khi đổ bê tông sênô.
• Đặt lưới chắn rác trên miệng thu của ống thóat nước.
• Chân ống thoát cần được cấu tạo sao cho cố thể dễ dàng lấy rác ra khỏi ống khi cần thiết.
• Chống nóng mái: Các mái có dùng lớp láng vữa xi măng cát để chống thấm nhất thiết phải tiến hành chống nóng.
b. Khi sàn bê tông mái đổ tại chỗ thì khe co dãn nhiệt ẩm cần đặt xuyên suốt cho cả sàn mái và lớp chống thấm bê tông phía trên
• Các gờ khe co dãn nhiệt ẩm cần có chiều cao trên bề mặt bê tông không ít hơn 5 Cm. Chiều dày gờ khe không ít hơn 5 Cm, các gờ khe này cần được đổ bê tông liên tục với sàn mái, đầm kĩ, đảm bảo đặc chắc để nước không thể thấm qua khe co dãn.
• Có thể dùng vật liệu hữu cơ như sơn chống thấm bê tông, vữa polyme gốc xi măng … Để tạo lớp phủ chống thấm trên mặt bê tông mái.
• Thi công và bảo vệ lớp phủ chông thấm này được thực hiện theo chỉ dẫn kĩ thuật riêng. Không chống thấm bê tông bằng cách dán các loại giấy cách nước như giấy dầu, giấy cao su…
• Khi có dùng lớp vật liệu hữu cơ chống thấm thì lớp bê tông mái có thể là bê tông chống thấm hoặc bê tông thông thường.
• Trong mọi trường hợp vẫn đặt khe co dãn nhiệt ẩm, kể cả có dùng lớp chông thấm hữu cơ.
c. Vị trí khe co dãn nhiệt ẩm được đặt ngay trên đỉnh tường hoặc trên các dầm đỡ mạng sàn mái. Nếu khoảng cách giữa các tường hoặc dầm ngắn hơn khoảng cách khe co dãn nhiệt ẩm thì tại vị trí dầm và tường cần đặt thêm thép chông nứt cho lớp chống thấm bê tông ở trên
d.Đặt khe co dãn nhiệt ẩm, khoảng cách khe co dãn nhiệt ẩm của lớp bê tông chông thấm mái được quy định theo hai chiều thẳng góc như sau:
• Đổi với mái không có lớp chông nóng: Không quá 6 – 9m. Quy định này áp dụng cho cả tường chắn mái bằng bê tông côt thép.
• Đôi với mái có lớp chông nóng đạt yêu cầu kĩ thuật: không quá 18m.
Khoảng cách khe co dãn nhiệt ẩm được quy định cho cả các kết cấu bê tông cốt thép khác chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời.
Cấu tạo khe co dãn nhiệt ẩm: khe co dãn nhiệt ẩm có cấu tạo theo sơ đổ sau
Cấu tạo tổng thể Khe co giãn
Khe nằm ngang
Khe theo dốc mái
Khe nóc Mái
Khe giáp tường
Khe ở Vòm
e. Thi công chống thấm mái bê tông: để đảm bảo nhu cầu chống thấm bê tông tốt, lớp chống thấm bê tông cần được thi công theo trình tự sau đay:
Chọn thành phần bê tông như bảng trên
• Đầm bê tông bằng máy.
• Đầm lại bê tông sau 1,5 đến 2 giờ vào mùa hè và 3 đến 4 giờ vào mùa đông. có thể đầm bằng máy hoặc thủ công.
• Nếu đầm bằng máy thì dùng máy đầm mặt để đẩm bê tông.
• Nếu đầm tay thì dùng bàn xoa gỗ vỗ mạnh mặt bê tông cho nổi nước rổi xoa phẳng.
• Đánh màu ngang bằng bàn xoa gỗ sau khi đầm lại.
• Xoa mặt bê tông bằng bàn xoa gỗ, không dùng bàn xoa thép.
• Tưới nước giữ ẩm bê tông theo quy đinh bê tông bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 5592:1991.
Xem thêm 4 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHỐNG THẤM SÀN MÁI BÊ TÔNG để đạt được hiệu quả cao nhất !