CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
CÁC VỊ TRÍ CẦN LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
Trong những năm gần đây vấn đề thi công chống thấm tầng hầm, và rất nhiều các công trình ngầm dưới mực cốt nền xây dựng được chủ đầu tư và các nhà thầu rất chú trọng, bởi vì công trình nào cũng cần phải xử lý chống thấm. Nhưng hầu như các công trình xử lý không triệt để, chưa có giải pháp toàn diện, nếu có xử lý thì cũng được một vài năm rồi bị thấm lại, điều này làm đau đầu các nhà thầu, kể cả các nhà thầu có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng. Với hầu hết những người làm trong lĩnh vực xây dựng, việc “chống thấm tầng hầm” là nỗi ám ảnh và được ví như “căn bệnh nan y”.
Vậy nguyên nhân của thấm dột là do đâu và các vị trí nào thường gây thấm dột?
Các vị trí gây thấm tầng hầm:
- Thấm sàn và vách tầng hầm do nứt, rỗ bê tông: việc nứt sàn bê tông và vách bê tông cũng thường xuyên xảy ra, với nhiều các lý do khác nhau liên quan đến kết cấu không ổn định, việc ép tiến độ nên nhà thầu đổ gấp và sử dụng phụ gia tháo dỡ ván khuôn nhiều, do kỹ thuật đổ bê tông ...
- Thấm khe co giãn, khe nhiệt: với khe co giãn bê tông, cũng do việc đổ ghép bê tông nên tạo ra các khe để bê tông thở, vì thế nước cũng thường xuyên thấm qua vị trí này.
- Thấm mạch ngừng: đây là vị trí mà hầu hết các công trình thường xuyên gặp phải, do việc đổ bê tông không liên tục, đồng thời phải kể đến kỹ thuật đổ bê tông gặp lỗi, đá sỏi lắng xuống làm rỗng mạch ngừng, hoặc do vị trí mạch ngừng không lắp đặt các băng cản nước, gioăng trương nở.
Nguyên nhân chủ quan gây thấm tầng hầm:
- khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm tầng hầm thường là các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm tầng hầm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó.
- do Nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm. Đồng thời khi đổ bê tông các vị trí mạch ngừng và khe co giãn nhà thầu gây ra lỗi nên các vị trí này thường xuyên bị thấm.
- do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm tầng hầm. Thường thì trong bản hồ sơ thiết kế, quy trình chống thấm tầng hầm thường không rõ ràng, hầu hết là khi đổ bê tông xong thì mới chống thấm, chính vì thế đa số các công trình thường khi đổ xong thì phải xử lý chống thấm tầng hầm lại, việc này thường gây tốn kém và việc xử lý mang tính chất đối phó để nghiệm thu chứ không xử lý triệt để.
Lúc này, bạn cần tìm cho mình đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp.